Ăn gì để chống lại sự phát triển ung thư biểu mô gan?

Tác giả Lemonica koumbi                                     Lược dịch: Bác sĩ Hoàng Sầm, zalo 0977356913.

Trên thế giới, ung thư biểu mô tế bào gan (HCC - Hepatocellular carcinoma) chiếm hơn 90% ung thư gan nguyên phát. Hầu hết bệnh nhân HCC cũng đang mắc bệnh gan mạn tính. Bằng chứng đã thấy cho rằng chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của HCC và bệnh gan khác mạn tính và cũng có thể có vai trò bảo vệ gan theo cơ chế hóa học. 

Trái ngược với các loại ung thư khác, có rất ít điều tra vai trò của chế độ ăn uống trong quá trình sinh ung thư gan. Từ các dữ liệu có sẵn, rõ ràng là việc ăn nhiều thịt đỏ, ăn nhiều đường có tương quan thuận với sự xuất hiện của HCC. Ngược lại, tiêu thụ nhiều thịt trắng, cá, rau, trái cây và ngũ cốc có liên quan nghịch với nguy cơ HCC. 

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống được phát hiện là mang lại sự bảo vệ chống lại HCC, tuy nhiên, cần có các nghiên cứu mới từ các thử nghiệm tiến cứu quy mô lớn và được thiết kế tốt để xác nhận những kết quả này.

HCC có yếu tố nguy cơ chính viêm gan B (HBV) và vi rút viêm gan C (HCV), uống quá nhiều rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tiếp xúc với nấm mốc aflatoxin trong bánh ngô, bánh gạo, mốc lạc ...cùng với béo phì, hút thuốc và đái tháo đường. Tuy nhiên những người không có các yếu tố nêu trên cũng bị HCC, như vậy các yếu tố đã nêu là không đủ.

Bằng chứng dịch tễ học đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư, ăn uống lành mạnh giảm sự phát triển của một số loại ung thư; trong khi chế độ ăn uống nghèo nàn làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, không có định nghĩa thế nào là lành mạnh và thế nào là chế độ ăn nghèo nàn, chế độ ăn uống không lành mạnh.

Ăn rau nói chung, bông cải xanh, mãng cầu xiêm, trái cây, ngũ cốc, thịt trắng, sữa chua, trứng có thể giảm HCC đang được thảo luận. 

Nghiên cứu thuần tập của Freedman và cộng sự ở Hoa Kỳ đã tiết lộ mối liên quan giữa chất lượng chất béo không bão hòa đơn và chất béo bão hòa liên quan đến tỉ lệ HCC. Ngược lại, Polesel và cộng sự báo cáo rằng không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa nguy cơ HCC với lượng chất béo bão hòa và kết quả từ một nghiên cứu bệnh chứng ở Hy Lạp cũng cho thấy không có mối liên hệ nào với bất kỳ loại chất béo nào. 

Mối liên hệ giữa thịt đỏ và ung thư gan là hợp lý về mặt sinh học, vì thịt đỏ chứa một lượng lớn chất gây ung thư đã biết bao gồm sắt heme, hợp chất N-nitroso (NOC) và amin dị vòng (HCA) được tạo ra khi thịt được chế biến ở nhiệt độ cao, ví dụ nướng thịt. Thịt đỏ chứa một lượng lớn sắt heme khả dụng sinh học trong khi các loại oxy phản ứng đang được hình thành khi sắt trải qua quá trình khử. Theo đó, người mắc bệnh thừa sắt đã gia tăng đáng kể tỷ lệ mắc HCC, ngoài ra, lượng sắt dư thừa trong chế độ ăn uống đã được chứng minh là góp phần gây ra nguy cơ HCC ở một số vùng của Châu Phi. Điều trị bằng các chất thải sắt, phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch nhiều lần và chế độ ăn ít chất sắt dường như làm giảm sự cố HCC.

Trong nghiên cứu cỡ mẫu lớn tiết lộ rằng cá nạc, cá béo, động vật giáp xác và động vật thân mềm thấy giảm thấp nguy cơ HCC. Nghiên cứu thuần tập dựa trên dân số lớn của Nhật Bản, Sawada và cộng sự tiết lộ rằng việc tiêu thụ cá hoặc axit béo không bão hòa đa n-3 (n-3 PUFA) bảo vệ chống lại sự phát triển của HCC ngay cả ở những đối tượng bị viêm gan B và/hoặc viêm gan C, Freedman và cộng sự cũng báo cáo mối liên hệ nghịch đảo giữa lượng cá ăn vào và nguy cơ viêm gan mạn tính. Phát hiện cá và thịt trắng đều làm giảm nguy cơ HCC là một kết quả bất ngờ. Theo đó, giờ chúng ta biết HCC và bệnh gan mạn tính ăn cá và thịt trắng là tốt hơn thịt đỏ nướng.

Uống nhiều sữa, sữa chua và ăn trứng giúp giảm nguy cơ ung thư gan trong một nghiên cứu kiểm soát trường hợp. Giảm nguy cơ mắc HCC khi uống nhiều sữa nhất cũng được báo cáo trong một nghiên cứu bệnh chứng khác từ Ý. Ngược lại, một nghiên cứu bệnh chứng Nhật Bản lại cho thấy nguy cơ cao hơn khi tiêu thụ quá nhiều sữa. Riêng trứng thì nghiên cứu của Nhật Bản báo cáo tăng nguy cơ mắc HCC đối ăn nhiều trứng chỉ ở nam giới.

Negri và cộng sự, 1990 rằng ăn nhiều rau và trái cây có giảm ung thư tiêu hóa và HCC. Một nghiên cứu đoàn hệ ở Hoa Kỳ, hai nghiên cứu đoàn hệ Châu Âu cũng cho kết quả như nghiên cứu của Negri và cộng sự. Vai trò của việc tiêu thụ trái cây đối với nguy cơ HCC còn gây tranh cãi nhiều vì các kết quả không khẳng định được trái cây giảm nguy cơ HCC hay không. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu thiên về nên dùng thêm trái cây mà không có cảnh báo hạn chế.

Tóm lại nên ăn gì để phòng và chống ung thư biểu mô gan:

  1. Rau bina
  2. Cà rốt
  3. Bông cải xanh
  4. Cải bruxen
  5. Bí đỏ
  6. Khoai lang và rau lang
  7. Trái táo
  8. Nho
  9. Cam, quýt
  10. Dưa hấu
  1. Thịt gà ta
  2. Gà tây
  3. Cá, trứng cá;
  4. Trứng gà
  5. Đậu nành
  6. Sữa động vật
  7. Dầu cá
  8. Quả bơ
  9. Quả hạt dẻ
  10.  Uống nhiều nước
  11. Rong nâu.
  12. Mãng cầu xiêm

 

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/gan13.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/gan13.png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/gan15.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/gan15.png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/gan16(1).jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/gan16(1).jpg","subHtml":""}]